Vương hậu Hy Lạp (1913–1917) Sophia_của_Phổ,_Vương_hậu_Hy_Lạp

Cái chết của Georgios I

Sau Chiến tranh Balkan lần thứ nhất kết thúc, năm 1913 với sự thất bại của Đế chế Ottoman bởi liên quân Hy Lạp, Bulgaria, SerbiaMontenegro. Hy Lạp đã được mở rộng đáng kể lãnh thổ sau cuộc xung đột nhưng bất đồng sớm nảy sinh giữa các cường quốc Đồng minh: Hy Lạp và Bulgaria tranh giành quyền sở hữu Thessaloniki và khu vực xung quanh nó. Vào ngày 18 tháng 3 năm 1913, Quốc vương Georgios I bị ám sát khi đang đi bộ ở Thessaloniki, Macedonia gần Tháp Trắng Thessaloniki bởi Alexandros Schinas. Cái chết của Georgios I sau đó đã được thông báo cho hầu hết các thành viên trong Vương thất Hy Lạp và Sophia chịu trách nhiệm báo tin này cho mẹ chồng, cựu Vương hậu Olga.

Vương hậu Hy Lạp (Nhiệm kỳ đầu tiên)

Sau khi Georgios I mất vào ngày 18 tháng 3 năm 1913, cùng ngày hôm đó Vương Thái tử Constantine kế vị ngai vàng với vương hiệu Constantine I của Hy Lạp. Tương tự, Sophia cũng trở thành vương hậu Hy Lạp. Những ngày đầu trong triều đại của Constantine I đã nhanh chóng hứng chịu cuộc xung đột diễn ra vào tháng 6 năm 1913 Chiến tranh Balkan lần thứ hai nổ ra do sự phân chia của Macedonia giữa các đồng minh cũ của cuộc xung đột đầu tiên, tuy nhiên trong cuộc chiến này Hy Lạp đã dành chiến thắng và uy tính của Sophia và chồng bà từ đó cũng gia tăng đáng kể.[38]

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào ngày 4 tháng 8 năm 1914 Sophia đang ở Anh tại Eastbourne cùng với một số người con của bà trong khi ở Athens, Constantine ICông chúa Helen là những thành viên vương thất duy nhất đang có mặt tại đó khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ vì vậy bà đã nhanh chóng trở lại Hy Lạp trong khoảng thời gian này. Ở Châu âu, lần lượt các quốc gia lớn mạnh tham gia vào cuộc xung đột và Hy Lạp chính thức tuyên bố trung lập, Vương hậu Sophia và Đức vua nhận thức được rằng Hy Lạp đã bị suy yếu bởi các cuộc Chiến tranh Balkan và không sẵn sàng tham gia vào một cuộc xung đột mới, tuy nhiên Thủ tướng Eleftherios Venizelos lại cho rằng nền chính trị mới của Hy Lạp đang ở trong tình trạng bấp bênh vì vậy Hy Lạp phải tham gia vào chiến tranh. Hơn nữa, Đế chế Ottoman, Bulgaria và thậm chí cả Romania đã liên kết với Đức, nếu Đức thắng trong cuộc chiến đồng nghĩa Hy Lạp sẽ phải trả giá. Mọi chuyện trở nên phức tạp khi Triple Entente tham gia vào Chiến dịch Gallipoli vào tháng 2 năm 1915. Vì muốn giải phóng người dân Hy Lạp ở Tiểu Á khỏi ách thống trị của Ottoman, Constantine I lúc đầu đã sẵn sàng hỗ trợ Đồng minh và đưa đất nước của mình vào cuộc chiến.Tuy nhiên, ông đã vấp phải sự phản đối, những người này đe dọa sẽ từ chức nếu Hy Lạp tham chiến. Mặc dù, các đồng minh của Hy Lạp luôn cố gắng thúc giục nước này tham gia vào cuộc chiến với những lợi thế vô cùng to lớn, nhưng ở một khía cạnh nào đó Constantine I lại mong muốn Hy Lạp sẽ là một nhà nước trung lập trong trận chiến này.[39][40]

Trong một số người trong nền chính trị Hy Lạp vào thời điểm đó dường như đã có ý định không tin tưởng vào vị trí dẫn đầu của Constantine I khi Hy Lạp phải tham gia Thế chiến thứ nhất. Có lẽ vì về Constantine I, ông là người từng được giáo dục ở Đức, lớn lên như một người Đức và vô cùng ngưỡng mộ anh trai của vợ, Hoàng đế Wilhelm II. Do đó, Constantine I bị truất quyền. Vào ngày 25 tháng 5 năm 1916, khi chính phủ vương thất Hy Lạp của Athens cho phép đầu hàng Pháo đài Roupelcho người Đức và các đồng minh Bulgaria. Quân đội Đức-Bulgaria sau đó tiến hành chiếm hầu hết miền đông Macedonia mà không gặp phải sự kháng cự nào, dẫn đến cuộc tàn sát người dân Hy Lạp ở đó. Hành động này dẫn đến sự bùng nổ cuộc nổi dậy của các sĩ quan Quân đội Venizelist ở Thessaloniki và việc thành lập Chính phủ Quốc phòng Lâm thời dưới sự bảo trợ của Entente để chống lại chính phủ của Constantine I.[41]

Sau sự kiện này, Constantine I bị ốm nặng, nguyên nhân được cho là bị viêm màng phổi nhưng quần chúng Hy Lạp lại tin vào một tin đồn được lan truyền bởi Eleftherios Venizelos nói rằng ''Nhà vua không bị bệnh mà thực chất là bị thương bằng dao của Sophia trong một cuộc tranh cãi mà cô muốn buộc ông ra trận cùng với anh trai mình''.[42] Ở một số người khác lại nói rằng ''Vương hậu là một người Đức, và lợi ích của nước Đức được đặt lên trên quốc gia và thực ra bà ấy chưa bao giờ có thiện cảm với người dân Hy Lạp".[43] Và ngay cả khi trong Vương thất Hy Lạp vào thời điểm đó, Sophia cũng bị nghi ngờ do xuất thân của mình, trong một số quyển nhật ký của các thành viên triều đình Hy Lạp từng cho thấy rằng Sophia từng trốn sau bức màn của chồng trong các cuộc hợp, tuy nhiên điều này vẫn chưa thể kết luận chắc chắn. [44]

Trong suốt những năm Châu âu rơi vào chiến tranh, thái độ trung lập của Constantine I đã bị những người chống đối triều đình Hy Lạp cho rằng, nhà vua của họ đã âm thầm có những thư từ bí mật qua lại với người Đức, và thậm chí trước đó Đức đã từng đề nghị bảo vệ và an ninh cho người dân Hy Lạp sống ở Ottoman trong và sau chiến tranh, đổi lại Hy Lạp sẽ giữ thái độ trung lập.[45] Hơn thế nữa khoảng thời gian năm 1915 đến 1916, tình hình chính trị Hy Lạp tương đối là bị chia rẽ bởi hai phe đối lập. Những người ủng hộ cựu thủ tướng lâm thời Venizelos đã có một cuộc đảo chính quân sự nổ ra ở Thessaloniki và nhanh chóng thành lập Chính phủ Quốc phòng lâm thời ở Hy Lạp để tuyên chiến với Liên minh Trung tâm, cuối cùng chính phủ này đã giành được quyền kiểm soát một nửa đất nước khởi đầu cho Chủ nghĩa phân biệt quốc gia, một sự phân chia xã hội lớn ở Hy Lạp giữa những người ủng hộ Venizelos và chống lại đã gây ra những hậu quả lớn trong nền chính trị Hy Lạp và Venizelos đã công khai yêu cầu Constantine I thoái vị.[46] Hạm đội Pháp-Anh chiếm vịnh Salamis đã gây áp lực lên những người sống ở Athens. Việc phong tỏa người dân và khó khăn chồng chất ở Athens đã khiến cho nạn đói bắt đầu hình thành, trong tình hình này Sophia đã tham gia phân phát 10.000 suất ăn mỗi ngày, cũng như quần áo, chăn màn, thuốc men và sữa cho trẻ em. Vào thời điển Pháp bắn phá cung điện hoàng gia ở Athens, Sophia và các con của bà đã phải sống ẩn náo trong các tầng hầm của cung điện, trong khi Aristide Briand đề nghị phế truất Constantine I và thay thế bằng em trai của ông, Vương tử George, tuy nhiên, NgaÝ từ chối can thiệp vì lo ngại yêu sách của Hy Lạp đối với Tiểu Á và mối quan hệ huyết thống giữa Constantine I và Nicholas II của Nga.[47][48]

Cuộc thoái vị đầu tiên

Cuộc cách mạng Nga (1917) lật đổ vương triều của Nicholas II, Constantine I và Sophia đã mất đi những người ủng hộ cuối cùng. Vào ngày 10 tháng 6 năm 1917 Charles Jonnart đã yêu cầu Chính phủ Hy Lạp tước bỏ ngai vàng nhà vua của họ với lời đe dọa xâm lược của 10.000 quân ở Piraeus, do đó Constantine I đã từ bỏ quyền lực để ủng hộ con trai thứ hai của mình, Vương tử Alexander (sau là Alexander của Hy Lạp). Vào ngày 11 tháng 6, gia đình của Sophia bí mật rời khỏi Cung điện Hoàng gia và tiếp đó là từ cảng Oropos, lên đường lưu vong, và đây cũng như là lần cuối cùng bà được gặp mặt người con trai thứ, Vương tử Alexander, vì sau này khi Constantine I trở lại nắm quyền họ đã bị cấm mọi liên lạc giữa Quốc vương trị vì với phần còn lại của gia đình họ.[49][50]